Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Vẽ biểu đồ trong sức bền vật liệu bằng phương pháp vẽ nhanh

1. Lưu ý khi dùng phương pháp vẽ nhanh trong sức bền vật liệu

Kết quả đạt được bằng phương pháp vẽ nhanh sức bền vật liệu

Phương pháp vẽ nhanh biểu đồ trong sức bền vật liệu mang lại hiệu quả rất cao về thời gian so với phương pháp mặt cắt. Phương pháp vẽ nhanh đòi hỏi chúng ta phải quan sát kĩ cũng như tập trung tinh thần trong thời gian ngắn. Để có thể vẽ được đúng và chính xác đồ thị, mình sẽ lưu ý các bạn một số bước sau đây:
- Lưu ý 1: vẽ đồ thị từ trái qua phải. Đây là nguyên tắc bắt buộc giúp chúng ta không bị nhầm lẫn khi vẽ đồ thị bằng phương pháp vẽ nhanh.
- Lưu ý 2: lưu ý điểm xuất phát cũng như điểm kết thúc phải nằm trên trục hoành. Đây cũng là bước kiểm tra tính đúng sai khi vẽ.
- Lưu ý 3 : tại biểu đồ lực cắt, nếu có lực tập trung thì biểu đồ sẽ có bước nhảy. Bước nhảy trong sức bền vật liệu chính là đường thẳng đứng đi lên hay hướng xuống. Trị số của bước nhảy chính là giá trị của lực tập trung.
- Lưu ý 4: tại biểu đồ momen, nếu xuất hiện momen tập trung thì cũng sẽ xảy ra bước nhảy. Bước nhảy hướng lên nếu chiều momen tập trung ngược chiều kim đồng hồ và hướng xuống nếu cùng chiều kim đồng hồ.
- Lưu ý 5: tại điểm có lực cắt bằng 0 thì momen đạt cực trị.
- Lưu ý 6: Momen tại mặt cắt bên phải bằng momen của mặt cắt bên trái + diện tích đồ thị lực cắt tương ứng.
Xong rồi, đó là các bước cũng như lưu ý của mình cho các bạn trước khi đi vào vẽ đồ thị bằng phương pháp vẽ nhanh trong sức bền vật liệu.

2. Giải bài tập vẽ đồ thị bằng phương pháp vẽ nhanh trong sức bền vật liệu

Ví dụ đầu tiên.

Thay thế gối tựa bằng phản lực 
Nhận xét sơ qua một chút về đề bài thì ta thấy thanh dầm được đặt trên một gối tựa cố định và một gối tựa di động. Thanh dầm chịu một lực tập trung P = 2,5 kN, một momen M = 1 kN.m, một lực phân bố với q = 1 kN.m. Bài này, các bạn có thể dùng phương pháp mặt cắt để giải quyết, song phương pháp này dài và tốn rất nhiều thời gian. Phương pháp vẽ nhanh sẽ giúp chúng ta giải quyết nhanh các biểu đồ lực và momen trong sức bền vật liệu.
Đầu tiên như thường lệ trong hầu hết các bài toán vẽ đồ thị trong sức bền vật liệu chính là chúng ta cần phải thay thế các gối tựa bằng phản lực.
Thay thế các gối tựa bằng các phản lực tương ứng

Viết phương trình cân bằng lực theo phương y ta có:
Ya + P - q. 3 + YB = 0
Viết phương trình cân bằng momen đối với điểm A ta có:
P. 1 - M - q. 3.( 1+ 1+ 1 + 3/2) + YB.6 = 0
Thay các thông số P = 7,5 kN, q = 1 kN. m, M = 1kN. m ta sẽ tính được:
Ya = -4 kN, YB = 6 kN.
Bây giờ chúng ta sẽ bắt tay ngay vào việc vẽ biểu đồ ngay thôi.
Biểu đồ lực cắt trên đoạn AP

Tại A có lực tập trung chính là phản lực Ya hướng xuống do Ya = -4 kN nên biểu đồ lực cắt Qy sẽ hướng xuống. Từ A tới điểm đặt của P không có thêm bất cứ ngoại lực nào nên đồ thị sẽ vẫn là hằng số và không có sự thay đổi nào về hình dạng.
Tại điểm đặt P = 7,5 kN sẽ xảy ra bước nhảy như theo lưu ý có lực tập trung sẽ có bước nhảy và giá trị của bước nhảy bằng giá trị lực P, chiều hướng theo chiều của lực P như hình vẽ
Bước nhảy lên chính bằng giá trị lực P
Trên đoạn tiếp theo chỉ có momen tập trung nên chúng ta không xét bỏ qua cho tới đoạn có lực phân bố, trên đoạn này giá trị lực không thay đổi, hình dạng giữ nguyên như hình vẽ.
Đồ thị trên đoạn không có lực tập trung
Tiếp theo chúng ta xét tới đoạn thanh dầm có lực phân bố, các bạn cần lưu ý rằng khi có lực phân bố thì dạng đồ thị lực cắt Qy sẽ luôn là đường bậc 1 chéo. Chéo lên nếu lực hướng lên, chéo xuống nếu lực hướng xuống. Đây là lực phân bố trên toàn đoạn dầm và tỉ lệ với chiều dài, nên tại điểm cuối của lực phân bố, tức là tại điểm B, bước nhảy sẽ là q. 3 = 3 kN.
Biểu đồ tại đoạn dầm có lực phân bố
Trên đoạn này ta nhận thấy có đoạn giao với trục hoành. Để có thể vẽ chính xác điểm giao đó, chúng ta có thể dựa vào tam giác đồng dạng. Sau khi chia tỉ lệ ta dễ dàng nhận thấy, điểm giao cách đầu B một đoạn 2 m.
Xong rồi, các bạn vừa vẽ xong biểu đồ lực cắt Qy bằng phương pháp vẽ nhanh mà không phải thiết lập bất cứ một công thức nào. Rất nhanh phải không các bạn. Tiếp theo chúng ta sẽ áp dụng phương pháp vẽ nhanh này cho biểu đồ momen uốn Mx.
Như lưu ý, các bạn hãy bắt đầu vẽ từ trái qua phải, xuất phát từ trục hoành, biểu đồ Qy là đường bậ n thì biểu đồ momen uốn sẽ là n +1. Tại A tất nhiên momen sẽ bằng không. Tiếp đó đến điểm P thì các bạn cứ lấy tay giữ vào điểm P, gạch bỏ phần bên phải, chỉ xét thanh về phía A cho mình. Khi ấy
Mx1 = MxA + MxA1
Trong đó MxA là giá trị momen tại điểm A trên biểu đồ. Tại đây, MxA = 0
MxA1 là giá trị momen do lực tại A gây ra đối với điểm P, chính bằng diện tích phần đồ thị của lực cắt. Tại đây, MxA1 = diện tích hình chữ nhật =  -1,5 .1 = -1,5 kN.m
Như vậy, giá trị momen tại điểm P là MxA1 = 0 -4 = -1,5 kN.m
Biểu đồ momen uốn trên đoạn AP
Tiếp theo chúng ta sẽ xét trên đoạn dầm PM. Các bạn giữ tay vào điểm M sau đó bỏ hết phần bền phải đi, chỉ xét thanh dầm đoạn bên trái.
Mx2 = MxP + MxP1
MxP = Mx1 = -1,5 kN.m
MxP1 chính là diện tích phần hình chữ nhật lực cắt Qy trên đoạn PM = 1.1 = 1kN.m
Như vậy giá trị của Mx2 bằng = -1,5 + 1 = -0,5 kN.m

Đồ thị momen trên đoạn PM
Tiếp theo ngay tại điểm M xuất hiện momen tập trung M = 1 kN. m, do vậy đồ thị sẽ có bước nhảy. Chiều bước nhảy hướng lên trên nếu ngược chiều kim đồng hồ, hướng xuống dưới nếu cùng chiều kim đồng hồ. Ở đây, momen tập trung sẽ nhảy xuống dưới với giá trị là M = 1 kN.m
Biểu đồ tại điểm M có momen tập trung
Tiếp theo là tại điểm bắt đầu xuất hiện lực phân bố.
Mx3 = MxM + Mxx
MxM là momen tại điểm M = 0,5 kN.m
Mxx là diện tích phần đồ thị lực cắt đoạn M tới điểm bắt đầu lực phân bố = 1.1 = 1 kN. m
Như vậy, ta có M x3 = 0,5 + 1 = 1,5 kN.m
Momen uốn

Tiếp theo ta sẽ vẽ đồ thị cho đoạn thanh dầm lực phân bố. Cần lưu ý rằng, do tại đây trên biểu đồ lực cắt Qy xuất hiện điểm giao với trục hoành tức Qy = 0 nên sẽ xuất hiện cực trị và sau đó, hình dạng đồ thị sẽ đổi chiều. Do vậy chúng ta sẽ chia đoạn dầm này thành hai phần như hình vẽ.
Đồ thị lực cắt Qy trước điểm giao trục hoành

Mx4 = Mxx + Mxxx
Trong đó Mxx = 1,5 kN.m
MxB là diện tích của biểu đồ lực cắt chính là diện tích tam giác = 1/2. 1.1 = 0,5 kN.m
Như vậy Mx4 = 1,5 + 0,5 = 2 kN.m
Đồ thị momen uốn trước điểm giao trục hoành
Tiếp theo là đồ thị bên phải điểm giao.
Mx5 = Mxxx + MxB 
Mxxx= 2 kN.m
MxB = Diện tích đồ thị phần lực cắt tương ứng = diện tích tam giác bên phải điểm giao của đồ thị lực cắt = 1/2 . ( -2). 2 = -2 kN.m
Như vậy Mx5 = 2 -2 = 0 kN.m
Đồ thị sẽ có dạng như sau.
Đồ thị momen uốn tại đoạn cuối thanh dầm
Các bạn cần chú ý rằng hình dạng của đồ thị. Nếu dạng của đồ thị lực cắt bậc n thì hình dạng của đồ thị momen uốn sẽ là n + 1. Ở đoạn này, do đồ thị lực cắt là bậc 1 nên đồ thị momen uốn bậc 2 chính là một parabol có phần lõm ôm lấy chiều lực phân bố.
Như vậy là chúng ta đã kết thúc bài tập dùng phương pháp vẽ nhanh để vẽ biểu đồ thanh dầm chịu lực trong sức bền vật liệu. Phương pháp này nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp mặt cắt, song đòi hỏi sự tập trung cao độ. Hy vọng giúp ích cho các bạn. Mình sẽ trở lại để giúp các bạn vẽ đồ thị bằng solidwork. See you soon!

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Giới thiệu và hướng dẫn cài đặt tia portal v13 cho win 7, win 8 và win 10

I. Phần mềm lập trình S7 Tia portal

tia portal
Giao diện tia portal v13 

1. Giới thiệu về tia portal


Tia portal chính là tên một phần mềm dùng để lập trình cho thiết bị có tên là bộ điều khiển logic ( Programmable Logic Controller) trong công nghiệp. Không giống như các phần mềm lập trình trước, Tia portal tích hợp hết các chức năng từ lập trình, giả lập cpu hay thiết kế cả Wincc giao diện người- máy. Đây là phiên bản hoàn thiện nhất cho việc thiết kế trọn bộ hệ thống điều khiển bằng PLC.


lập trình plc
Tích hợp trong Tia portal
Trong các phiên bản trước thì hãng Siemen chỉ hỗ trợ chúng ta các phần mềm riêng biệt cho từng tiện ích mà ta sử dụng. Tức là để có thể thiết kế hoàn thiện, chúng ta cần phải cài đặt nhiều phần mềm rời rạc. Điều này rất bất tiện cho các kĩ sư điện, nhất là với những người vừa mới bắt đầu tiếp cận bộ lập trình logic này.
Một điều đáng lưu ý nữa là với phần mềm tia portal, chúng ta có thể dùng để lập trình cho hầu hết các dòng PLC như S7 300, 400, 1200, 1500. Điều này vô cùng tiện lợi cho thiết kế vì chúng ta chỉ cần học sử dụng một lần là có thể lập trình cho tất cả các đời PLC.


học tia portal v13
Các đời PLC mà Tia portal hỗ trợ
Tuy vậy, các bạn cũng cần phải lưu ý vấn đề cấu hình bên cạnh sự tiện dụng nó mang lại. Vì là phần mềm tích hợp nên rất nặng mà phức tạp. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của sự tích hợp. Phần mềm Tia portal yêu cầu cấu hình phù hợp nhất là Ram 8GB đổ lên. Song vì hầu hết các máy hiện tại ở Việt Nam là core i5 Ram 4 gb, khi dùng thì chậm hơn chút xíu nhưng vẫn rất ok. Không khuyến khích các bạn dùng Core i3 vì rất giật. Về dung lượng thì gói cài đặt phần mềm này nặng, tính ra xấp xỉ 30 tới 40 GB sau khi tải và cài đặt. Phần mềm này tiêu tốn khá nhiều tài nguyên nên có thể nói, đây thuộc loại ứng dụng khủng.

2. Hướng dẫn cài đặt Tia portal 

Tia portal ra cho đến nay nhiều phiên bản, trong phần này admin sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt phần mềm này đầy đủ và đơn giản nhất có thể.
- Bước 1. Các bạn download bản cài tia portal V13 tại đây
- Bước 2. Sau khi tải về các bạn giải nén ra rồi chúng ta sẽ tiến hành cài.
- Bước 3. Chúng ta mở thư mục SIMATIC_STEP_7_Professional_V13 và chuột phải file và Run as administrator.
Chạy file cài Professional_ 13
Các bạn đợi cho máy chạy xong rồi chuyển sang bước tiếp.
- Bước 4. Máy sẽ yêu cầu Restart trước khi cài tiếp phần sau. Các bạn cứ restart lại. Tiếp đó các bạn cài SIMATIC_STEP_7_Professional_V13_ SP1. Các bạn mở thư mục sp1 và chuột phải như hình vẽ.
Chạy file SIMATIC_STEP_7_Professional_V13_ SP1
Sau bước này là các bạn đã cài xong tia và chương trình mô phỏng Wincc rồi đấy. Bản cài tích hợp luôn nên các bạn sẽ không phải cài nhiều.
Tiếp đến, các bạn sẽ tiến hành cài giả lập PLC_SIM. Vào thư mục sim và làm như hình vẽ.
Cài đặt PLC_SIM
Bây giờ các bạn tiến hành update PLC_SIM. Vào thư mục update sim và chuột phải như hình vẽ:
Update PLC_ Sim
Các bạn đợi một lát chương trình chạy xong là ok. Lưu ý trong quá trình cài tiếp các bước, có thể máy sẽ bắt restart lại mới cài tiếp được thì các bạn cứ restart nhé. Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành Crack.
Sim_ EKB
Chúng ta tìm tới thư mục Tia Portal và nhấp vào các mục như hình vẽ.
Crack tia V13
Xong rồi đấy các bạn. Chúng ta đã tiến hành cài đặt và crack xong phần mềm Tia Portal V13. Ra màn hình Deskop kích đúp vào biểu tượng Tia đợi lát, màn hình giao diện sẽ như thế này.
Màn hình giao diện của phần mềm Tia Portal v13

Các tùy chọn trong giao diện
Các bạn có thể mở file có sẵn hoặc tạo file mới. Các bạn cứ mạnh dạn kích chuột vào tìm hiểu. 
Mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách sử dụng Tia portal trong những phần sau. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn ít nhiều. See you later!





















Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Hướng dẫn vẽ biểu đồ lực và momen trong sức bền vật liệu bằng solidwork( phần 4.2)

2. Vẽ biểu đồ lực và momen trong sức bền vật liệu bằng solidwork

Kết quả đạt được sau bài học 

Chào các bạn, mình đã quay trở lại với các bạn đây. Trong bài ngày hôm nay, mình sẽ giúp các bạn vẽ biều đồ lực và momen cho bài Hướng dẫn vẽ biểu đồ lực và momen( phần 4). Trong bài hôm trước, chúng ta đã tính và vẽ được biểu đồ bằng tay cho ví dụ thanh dầm. Hôm nay chúng ta sẽ vẽ bằng solidwork. Nào cùng bắt tay ngay thôi nào. Let's go!
Đầu bài của chúng ta đây.
vẽ đồ thị bằng solidwork
Thanh dầm chịu lực

Vẫn như trình tự các bài trước, các bạn hãy tham khảo bài viết này để biết cách vẽ dầm nhé. Các bạn tạo cho mình một thanh dầm chữ I với 4 đoạn nối tiếp nhau từng đoạn một dài lần lượt như yêu cầu đề bài ở hình vẽ trên. Các bạn lưu ý là phải tạo riêng lẻ chứ không trên cùng một Sketch vì tạo 3 đoạn riêng lẻ sẽ giúp chúng ta phân đoạn tạo lực và momen.

Thanh dầm chia làm 4 đoan 
Tiếp theo đó các bạn Save rồi chuyển qua Simulation vào New study như bài hôm trước mình hướng dẫn bấm vào đây.
Bạn tiến hành chọn vật liệu cho thanh dầm là thép nhé.

Chọn vật liệu Alloy Steal
Vào Fix Geometry để tiến hành tạo các gối tựa. Tạo gối tựa A ràng buộc theo 3 phương với các thông số như sau:
Ràng buộc theo 3 phương với gối tựa A
Tương tự như vậy, ta tạo ràng buộc cho gối tựa di động theo 2 phương với các thông số như hình vẽ dưới đây.
Ràng buộc 2 phương với gối tựa di động B
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong tạo thanh dầm với kích thước theo yêu cầu đề bài và hai gối tựa. Tiếp theo chúng ta sẽ tạo các ngoại lực.
Đầu tiên chúng ta sẽ tạo lực tập trung P. Các bạn hãy vào External Load rồi chọn Force.
Chọn Force
Các bạn chọn các thông số cho ngoại lực P = 2,5 kN như hình vẽ dưới đây:
Tạo ngoại lực P
Các bạn chú ý là chọn Face là mặt trên của dầm. Nhập giá trị P = 2500 kN.
Tiếp theo các bạn chọn momen tập trung M = 1 kN như hình vẽ dưới đây.
Tạo momen tập trung M = 1kN
Mặt face các bạn chọn là mặt trên của thanh dầm chữ I. Lưu ý rằng, momen trong phần mềm họ quy ước là quay ngược chiều kim đồng hồ nên các bạn hãy chọn như mình nhé.
Tiếp theo, các bạn sẽ tiến hành tạo lực phân bố trên chiều dài 3m đầu B của thanh dầm.
Tạo lực phân bố q = 1 kN trên đầu B dài 3m
Xong rồi các bạn, giờ là tạo Mesh và Run thôi. Các bạn chuột phải vào Mesh và chọn Mesh and Run.

Mesh and Run
Các bạn đợi vài giây là xong chương trình. Để hiện biểu đồ lực, tương tự như các bài trước, các bạn chuột phải vào Result rồi chọn như hình vẽ:
Chọn xem biểu đồ lực cắt Qy
Kết quả đồ thị lực cắt mà solidwork vẽ cho chúng ta.
Đồ thị lực cắt Qy
Đồ thị solidwork vẽ trùng khớp về hình dạng và giá trị. Rất trực quan đúng không nào.
Tiếp theo chúng ta sẽ hiển thị biểu đồ momen uốn Mx. Các bạn làm như hình vẽ dưới nhé.
Chọn thông số để hiển thị momen
Biểu đồ momen uốn Mx mà solidwork vẽ cho chúng ta.
Đồ thị momen uốn Mx
Giá trị momen uốn và hình dạng trùng khớp với việc tính bằng tay. Hãy nhìn lại sơ đồ tính bằng tay để so sánh.
Biểu đồ tính bằng tay
Như vậy, trong bài học ngày hôm nay, mình đã giúp các bạn vẽ đồ thị lực cắt và momen uốn bằng solidwork cho bài học hôm trước. Hy vọng giúp ích được ít nhiều cho các bạn. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện, các bạn hãy comment bên dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình. Mình sẽ trở lại trong loạt bài mới. See you later!









Hướng dẫn vẽ biều đồ lực và momen trong sức bền vật liệu bằng solidwork ( phần 4)

1. Hướng dẫn vẽ biểu đồ lực và momen trong sức bền vật liệu bằng tay

Kết quả đạt được ngày hôm nay

Chào các bạn, mình đã quay trở lại với các bạn đây. Trong các bài trước, mình đã hướng dẫn các bạn vẽ biểu đồ lực và momen trong sức bền vật liệu bằng cả tay lẫn phần mềm solidwork. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tiếp một ví dụ phức tạp hơn rất nhiều. Nào cùng bắt tay ngay thôi. Let's go!
Yêu cầu vẽ biểu đồ lực cắt và momen của thanh dầm như sau. Lưu ý M = 1kN.m nhé.

Vẽ biểu đồ lực cắt và momen uốn cho thanh dầm
Nhìn qua một chút thì ta thấy dầm của chúng ta được đặt trên gối tựa cố định A và trên gối tựa di động B. Một lực tập trung P = 2,5 kN, một momen M = 1kN, một lực phân bố với q = 1 kN. Đây là bài cuối cùng mình sử dụng phương pháp mặt cắt. Từ bài sau mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng phương pháp nhanh hơn rất nhiều, đó là phương pháp vẽ nhanh trong sức bền vật liệu.
Trước hết, chúng ta cần thay thế các gối tựa bằng các lực và chuẩn bị các mặt cắt cần thiết như hình vẽ dưới đây.
Thay thế các gối tựa và các mặt cắt cần thiết
Ta chia thanh thành 4 mặt cắt giữa 2 lực hay momen như đã hướng dẫn trong bài Hướng dẫn vẽ đồ thị lực cắt và momen bằng solidwork. Ở đây ta có tất cả 4 mặt cắt như hình vẽ trên.
Trước tiên ta cần xác định được lực Ya và YB ở hai gối tựa. 
Viết phương trình cân bằng lực theo phương y ta có:
Ya + YB + P- q. 3=0
Viết phương trình momen đối với điểm A ta có:
P. 1 - M - q.3.( 1 + 1 + 1 + 3/2) + YB . 6 = 0
Từ đây ta tính được YB = 2 kN. Thay vào phương trình cân bằng lực, ta tính được Ya = -1,5 kN.
Như vậy chiều giả xử ban đầu Ya bị ngược, Ya phải hướng xuống. Trong các bài tập tính lực kiểu này, các bạn cứ giả xử chiều của lực, nếu tính ra âm thì ta đổi chiều ngược lại. Trong bài này mình sẽ vẫn giữ nguyên chiều của Ya nhưng thay cho nó giá trị âm.
Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát nội lực tại các mặt cắt. Trước hết là mặt cắt 1-1.
Nội lực tại mặt cắt 1-1
Viết phương trình cân bằng lực theo phương y ta có:
Ya - Qy1 = 0
Thay Ya = - 1,5 ta có Qy1 = - 0,5 kN.
Như vậy ta có thể vẽ được đồ thị lực cắt Qy trên mặt cắt 1-1.
Đồ thị lực cắt Qy1 thanh vẽ được nhờ mặt cắt 1-1

Viết phương trình cân bằng momen ta có:
Mx1 - Ya. z1 == 0
z1 chạy từ đầu thanh tới điểm đặt của P. Miền giá trị của z: 0 < = z1 < = 1.
Thay số vào ta có: 0 < = Mx1 < = - 1,5
Đồ thị momen vẽ được nhờ mặt cắt 1-1
Tiếp đến, chúng ta sẽ xét đến mặt cắt 2-2.
Các thành phần nội lực của mặt cắt 2-2

Viết phương trình cân bằng lực theo phương oy ta có:
Ya + P - Qy2 = 0
Thay Ya = - 1,5 kN, P = 2,5 kN ta xác định được Qy2 = 1 kN.
Đồ thị mặt cắt 2-2 với lực cắt Qy sẽ như sau:
Đồ thị lực cắt vẽ được nhờ mặt cắt 2-2
Viết phương trình cân bằng momen ta có:
Mx2 - Ya. z2 - P. ( z2 - 1) = 0
Trong đó miền giá trị của z2: 1 < = z2 < = 2 chạy từ P tới momen M.
Thay các giá trị  Ya = - 1,5 kN, P = 2,5 kN vào ta tìm được miền giá trị của Mx2:
 -1,5 < = Mx2 < = -0,5
Ta vẽ được đồ thị như hình vẽ dưới đây:
Đồ thị momen vẽ được nhờ mặt cắt 2-2
Tiếp đến là mặt cắt 3-3:
Mặt cắt thanh 3-3
Xét thấy trong đoạn này, không xuất hiện thêm ngoại lực, nên phương trình sẽ vẫn giống như với phương trình cân bằng lực ở mặt cắt 2-2. Hình dạng đồ thị không thay đổi mà vẫn đi ngang. 

Đồ thị lực cắt vẽ được nhờ mặt cắt 3-3
Viết phương trình cân bằng momen cho mặt cắt 3-3 ta có:
Mx3 - Ya. z3 - P. ( z3 - 1) - 1 = 0
Thay các thông số Ya = - 1,5 kN, P = 2,5 kN, M = 1 kN.m và miền giá trị của z3:
2 <= z3 <= 3
Ta được miền giá trị của Mx3: 0,5 < = Mz3 < = 1,5
Hình dạng đồ thị sẽ như sau:
Đồ thị momen vẽ được nhờ mặt cắt 3-3
Lưu ý rằng, tại đây có momen tập trung M  nên đồ thị sẽ có bước nhảy thẳng xuống theo quy ước của sức bền vật liệu. Tiếp đó đồ thị sẽ là đường bậc 1 đến hết chiều dài mặt cắt 3-3.
Chúng ta tiếp tục xét mặt cắt cuối cùng 4-4 của dầm( thuật ngữ dầm chỉ thanh chỉ chịu momen uốn mà không có momen xoắn).
Mặt cắt 4-4

Viết phương trình cân bằng lực theo phương y ta có:
Ya + P - q. ( z4 - 3) = 0
Thay Ya = - 1,5 kN, P = 2,5 kN, q = 1kN và miền giá trị của z4:
3 <= z4 < = 6
Ta được miền giá trị của Qy4: 0,5 <= Qy4 <= -2.
Đồ thị hình vẽ lực cắt Qy4 như sau:
Viết phương trình cân bằng momen tại mặt cắt 4-4 ta được:
Mx4 - Ya. z4 - P. ( z4 - 1) - M - q.( z4 - 3). ( z4- 3) /2 = 0
Thay các thông số Ya = - 1,5 kN, P = 2,5 kN, q = 1kN, M = 1 kN.m và miền giá trị của z4:
3 <= z4 < = 6
Ta được miền giá trị của Mx4: 1,5 < = Mx4 < = 0.
Lưu ý rằng, để ý trên đồ thị lực cắt, ta thấy đồ thị có giao với trục hoành nên tại điểm này sẽ có cực trị. Để xác định vị trí ta cứ dựa vào hai tam giác đồng dạng với tỉ số thứ nhất là giá trị lực, tỉ số thứ 2 là khoảng cách.
Tính momen tại điểm giao đó cách B một khoảng bằng 2m ,cách biểu diễn cũng như quy ước chiều vẫn giống như các mặt cắt trước. Phương trình như sau:
Mx - Ya. 4 - P. 3 - 1 + q.1. 1/2 = 0
Ta tính được Mx = 2 kN. m. Đó là cực trị của momen thanh. Đây là hình dạng đồ thị sau khi vẽ:
Đồ thị momen vẽ được nhở mặt cắt 4-4
Như vậy là chúng ta đã vẽ xong đồ thị lực cắt và momen uốn của bài ngày hôm nay rồi đấy. Hãy cùng nhìn lại tổng hợp những gì chúng ta đã làm nào. 
Đồ thị lực cắt và momen uốn
Xong rồi các bạn ơi. Đây là bài tập cuối cùng mình sử dụng phương pháp mặt cắt. Đây là phương pháp dễ nhưng rất mất thời gian. Mình sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp vẽ nhanh đồ thị trong các tập tới. Bài ngày hôm này đến đây thôi. Trong bài tới, mình sẽ hướng dẫn các bạn vẽ đồ thị bằng solidwork. Nếu có khó khăn gì trong quá trình làm bài, các bạn cứ comment, mình sẽ giải đáp. Hẹn gặp lại các bạn trong các phần tiếp theo. See you later!